Công Ty TNHH GREENSOL với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu - ứng dụng công nghệ mới và tiên tiến vào kỹ thuật xử lý nước và môi trường.
locnuocgiengkhoan.info Hotline: 028 6680 3136

Phèn nhôm gồm có hai loại:
- Phèn nhôm đơn: Al2.(SO 4)3.18H2O.
- Phèn nhôm kép: muối kép của sunfat nhôm với sunfat kim loại kiềm hoặc amoni.


a) Kali nhôm sunfat hay PHÈN NHÔM KALI (thường gọi: phèn chua) [KAl(SO4)2.12H2O hay K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O]: Tinh thể lớn hình bát diện, trong suốt, không màu,vị chát, cảm giác se lưỡi; khối lượng riêng 1,75 g/cm3; tnc= 92oC; đun nóng đến 200oC thì mất nước kết tinh, thành phèn khan ở dạng bột trắng (thường gọi là phèn phi hoặc khô phèn) ít tan trong nước.
Dung dịch phèn chua có tính axit, không độc. Tinh thể phèn tan trong nước tạo màng hiđroxit lắng xuống kèm theo các chất bẩn lơ lửng trong nước, vì vậy, nó được dùng làm trong nước; làm chất cầm màu trong nhuộm vải; chất kết dính trong ngành sản xuất giấy; làm thuốc thử trong các phòng thực nghiệm, dùng làm thuốc cầm máu bề mặt, lau rửa bộ phận cơ thể ra nhiều mồ hôi, rửa niêm mạc miệng, họng; làm thuốc rắc kẽ chân. Y học cổ truyền còn gọi phèn chua là bạch phèn. Bạch phèn có tính hàn, vào kinh tì, giải độc, sát khuẩn, cầm máu, chữa viêm dạ dày, ruột; dùng thêm các vị thuốc khác chữa đau răng. Phèn phi trộn với bột lưu huỳnh tán nhỏ và tá dược dùng bôi nách sau mỗi lần tắm để chữa chứng hôi nách.
b) Amoni nhôm sunfat hay PHÈN NHÔM amoni [(NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O)]: tinh thể màu trắng, khối lượng riêng 1,65 g/cm3, tnc = 94,5oC. Dễ tan trong nước. Cũng dùng làm trong nước; là một thành phần của bột nở, bột chữa cháy; dùng trong mạ điện; trong y học, dùng làm thuốc lợi tiểu, gây nôn.
Viết tới đây chung tôi cũng hy vong cung ứng một phần kến thức cho moi người. Vì thế cần xác định chính xác và hướng xử lý nước nhiễm phèn của từng gia đình, từng vùng thì quý khách hãy mang mẫu nước đến những phòng thực nghiệm uy tín để họ xem xét xem “phèn” trong nước giếng của Quý vị gồm có những gì.
Sau khi có bảng kết quả phân tích “nước nhiễm phèn”, chúng tôi hy vọng sẽ có cách để xử lý!
Nước mặt ở các vùng đồng bằng cũng thường bị nhiễm phèn do tính chất thổ nhưỡng (đất phèn). Nước phèn thường có thêm các biểu hiện như độ acid cao, (pH thấp), có vị chua của sulphuric acid, được tạo thành khi đất phèn (pyrite (FeS2)) tiếp xúc với không khí. Quá trình này đang diễn ra nhanh hơn do tốc độ khai thác vận dụng đất nông nghiệp ngày càng cao.
cách tìm phương pháp xử lý như sau:
- Có thể bố trí 2 hoặc 3 lớp vật tư, tùy theo nguồn nước:
- Lớp dưới cùng là sỏi, tạo khoảng trống để thu gom nước.
- Tiếp theo là một lớp đá thạch anh loại vừa, lớp đá thạch anh này để lọc cặn, lọc nước nhiễm phèn khi phèn đã bị kết tủa bởi hạt nâng ph ở lớp trên cùng
- Tiếp đến là lớp than hoạt tính. Dùng loại hạt than càng nhỏ càng tốt để hấp phụ mùi, màu và các loại tạp chất hòa tan.
tiếp đến là lớp cát mangan hoặc Filox (nếu muốn khử Fe, mangan và mùi tanh).
- Điểm khác biệt mấu chốt ở đây không phải là vật liệu lọc mà là ở chỗ bể lọc này luôn ngập nước, tạo lớp màng sinh học trên mặt lớp cát

Có thể bạn quan tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giải pháp lọc nước giếng khoan gia đình, trường học...